Hỗ trợ đăng tin: 0867.047.555 | 0236.28.28.147 | Email: nhadatviet247.net@gmail.com | Skype: nhadatviet247
+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google
Nghệ thuật nắm bắt thời cơ
Cập nhật: 10:58 18/12/2015
Trong kinh doanh, việc chờ và nắm bắt thời cơ cũng là một nghệ thuật. Biết nắm bắt thời cơ là mưu lược lấy lui để tiến, là nội công lấy mềm khắc cứng, là khí khái lấy yếu thắng mạnh. Đây là hai dòng tư duy “không thể mà phải không thể”, là “có cũng không nhiều, hết cũng không ít” theo ý mình mong muốn, là binh pháp cao siêu “không đánh mà thắng”. Hãy học người xưa nghệ thuật nắm bắt thời cơ.
 
 
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
 
 
1. Chịu thiệt trước mắt là biết chờ thời cơ
 
Muốn có sự nghiệp thành công, nhất định phải dùng tài năng của chính mình, phải biết cương biết nhu; muốn có sự an nhàn trong cuộc sống, thì phải sống cuộc sống của chính mình; muốn mưu cầu một cuộc sống vẻ vang thì phải có lương tri, tính thiện và những ý nghĩ tốt đẹp. Phải luôn có lòng thương yêu sâu sắc, phát huy những đức tính cao đẹp, hành vi đúng đắn, đó chính là cuộc sống chí thiện chí mỹ.
 
Trên đời có người muốn dùng cách sống của chính mình để chi phối áp đặt hành động của người khác. Nhưng trong cuộc sống, văn minh của nhân loại bắt nguồn từ sự giao lưu tình cảm, sự đãi ngộ tự do bình đẳng. Những hành động xấu của con người cuối cùng sẽ bị báo ứng và trừng phạt.
 
2. Khoan dung sẽ mang đến cơ hội tốt
 
Mọi người đều thích cái lợi, ghét cái hại vì thế ghét theo đuổi danh lợi là lẽ thường tình của con người, danh lợi thường tồn tại song song với tai vạ. Do vậy, có thể thấy rằng lợi hại tương sinh. Người kém cỏi thường khó xác định được cái lợi hại, thường vì lợi rất nhỏ mà gặp phải tai họa, người khôn ngoan lại có thể chuyển hại thành lợi, lấy nghĩa để mưu lợi. Tính toán cái lợi và cái hại thực ra là phân biệt kẻ dại và người khôn.
 
3 . Bản lĩnh nhạy bén trước cơ hội
 
Trước đây những người có hiểu biết thường tự nguyện lui vào rừng sâu núi cao ẩn dật để lĩnh ngộ một cuộc sống đích thực và rèn luyện lòng kiên trì. Tục ngữ có câu: “Nếu muốn leo núi thì phải chịu đựng được sự nguy hiểm khi leo dốc, nếu muốn đi đường tuyết thì phải chịu đựng được sự nguy hiểm khi đi qua cầu”. Từ đó cho thấy việc tu dưỡng tính nhẫn nại của bản thân là điều mọi người rất nên làm. Cũng giống như đường đời gập ghềnh khúc khuỷu, nếu không kiên nhẫn để tiếp tục chèo chống thì có mấy người sẽ không bị rơi vào hang sâu hiểm ác đầy bùn nhơ đây?
 
Những việc trong thiên hạ chỉ sợ nhìn nhận sai lầm, nếu nhìn nhận sai lầm thì dễ lựa chọn thái độ tiêu cực, hành sự theo sự chỉ bảo người khác. Nếu nhìn nhận sự việc một cách chuẩn xác thì bất luận là quân vương hay cha mẹ đều phải nghe theo, cho dù đó có là việc quốc gia đại sự hay những việc nhỏ nhặt đời thường. Nếu một người chưa hành sự đã sợ người khác dị nghị, trong khi tiến hành công việc bị người khác đả kích châm chọc thì công việc sẽ bị dừng lại đột ngột, đó chính là người thiếu hiểu biết .
 
4. Nhu là thắng, cương là bại
 
Thiên hạ có cách thắng và cách thua, thường thắng là nhu, thường thua là cương. Hai mặt này đều rất dễ hiểu nhưng mọi người lại không tìm hiểu chúng. Vậy nên, từ thời thượng cổ đã có câu ngạn ngữ: Người khỏe mạnh luôn nghĩ không có gì có thể đánh bại được họ, còn người yếu ớt lại cho rằng họ không thể chiến thắng được thứ gì. Cho rằng không gì thắng nổi mình sẽ có sơ xuất khi xảy ra sự cố, như vậy thật nguy hiểm, còn nghĩ rằng có thể mình sẽ thua thì nguy hiểm không còn nữa. Dùng cách này có thể giành thắng lợi.
 
Nếu muốn cương thì phải dùng nhu để giữ, nếu muốn cương thì phải dùng nhu để duy trì. Nhiều nhu sẽ thành cương, nhiều yếu sẽ thành mạnh. Xem một người tích lũy được những gì, có thể biết anh ta gặp phúc hay họa. Thắng bằng cương thì không theo kịp bản thân, đến khi gặp đối thủ thực sự dễ bị tổn hại. Thắng bằng nhu là vượt qua chính mình, sức mạnh đó không bao giờ lường hết được.
 
5. Biết đủ sẽ thành công
 
Cứng quá sẽ gẫy, mềm quá lại dễ bị uốn cong. Kim loại cứng quá dễ gãy, da thuộc mềm hay bị rách, nhà lãnh đạo nếu quá tàn nhẫn ỷ quyền thế quyết định bừa bãi thì sớm muộn cũng gặp tai họa. Tai họa giáng xuống đều có mầm mống. Một khi mầm mống của tai họa xuất hiện nếu không kịp thời cảnh giác, không phòng bị sẽ hối không kịp.
 
Thanh danh và sinh mệnh, cái nào gần gũi hơn? Sinh mệnh và tài sản cái nào quý giá hơn? Được và mất, cái nào có hại hơn? Quá yêu thích sẽ dẫn đến những tổn thất rất lớn, tích trữ sự giàu có một cách quá đáng sẽ dẫn đến tổn thất nặng nề hơn. Vì vậy, cần phải nhận thức được rằng: Biết thấy đủ thì sẽ không phải chịu thiệt thòi, biết dừng đúng lúc sẽ không gặp nguy hiểm, như thế có thể duy trì được sự bình an mãi mãi.
 
6. Hám lợi ắt gặp phải tai ương
 
Một người trước khi theo đuổi sự nghiệp không nên quá ham quyền quý, khi vừa ý thì phải biết dừng đúng lúc, tiến nhanh rút nhanh. Tuy có lúc gặp phải khó khăn, trắc trở nhưng nó sẽ là động lực để thúc đẩy ta thẳng đến thành công. Vì vậy trên con đường công danh, không nên đánh mất hết tham vọng, nhưng cũng nên biết tự kiềm chế.
 
Ai cũng có tham vọng nhưng tuyệt đối không nên vì hám lợi mà làm những việc không chính đáng, một khi thả lỏng quá mức dục vọng và ham muốn vật chất, sẽ rất dễ đánh mất chính mình, rơi xuống vực sâu mà không có cách gì cứu vãn.
 
Trích: Nghệ thuật nắm bắt cơ hội tùy cơ ứng biến 

 

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên đăng nhập
Email
Gửi Đóng