Cá nhân người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc kết hôn với công dân Việt Nam được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Trần Kim Thoa (quận 2, Tp.HCM)
Trả lời:
Theo quy định tại điều 159 Luật Nhà ở 2014: Cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của luật này và pháp nhân có liên quan; cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Điều 160 Luật Nhà ở quy định, điều kiện để cá nhân người nước ngoài được sở hữu nhà ở như sau: Đối với cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam phải có giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của luật này và pháp luật có liên quan; còn đối với cá nhân được phép nhập cảnh vào Việt Nam phải nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện miễn trừ ngoại giao, lãnh sự, được hưởng quyền ưu tiên theo quy định của pháp luật.
Điểm C, Khoản 2, Điều 161 Luật Nhà ở quy định, đối với cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, tặng cho, thuê mua, nhận thừa kế nhà ở, song tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; trong giấy chứng nhận phải ghi rõ thời hạn sở hữu nhà ở. Trường hợp cá nhân người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc kết hôn với công dân Việt Nam được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.
Luật gia Nguyễn Văn Khôi