Hỗ trợ đăng tin: 0867.047.555 | 0236.28.28.147 | Email: nhadatviet247.net@gmail.com | Skype: nhadatviet247
+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google
Dự thảo 36 thực chất là cơ hội cho thị trường bất động sản?
Cập nhật: 08:37 07/03/2016

Trước thông tin Ngân hàng Nhà nước đưa ra dự thảo 36, nhiều người cho rằng đây là một động thái của ngân hàng để siết dòng vốn vào bất động sản (BĐS).

Tuy nhiên, chủ một doanh nghiệp BĐS lớn tại Tp.HCM cho biết: “Ban đầu khi đọc thông tin trên các báo mạng tôi cũng lo lắm nhưng nghe đại diện ngân hàng Nhà nước giải thích tôi mới hiểu đây thực ra lại là cơ hội cho thị trường”.

Chủ doanh nghiệp trên phân tích nếu thông tư 36 sửa đổi đưa vào thực tế thì đây sẽ là một bước nữa giúp sàng lọc thị trường. Bởi vì cả hai công cụ giảm tỉ lệ lấy vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 60% xuống 40% và tăng hệ số rủi ro cho vay BĐS từ 150% lên 250% rõ ràng sẽ có tác dụng điều tiết dòng vốn vay vào các dự án uy tín và các doanh nghiệp chuyên nghiệp.

tín dụng BĐS
Dự thảo 36 sẽ 'nắn' dòng vốn tín dụng đi đúng hướng. Ảnh: cafef

Điều này cũng có nghĩa sắp tới đây các ngân hàng buộc phải chọn lọc kỹ những chủ đầu tư, những dự án trong danh mục rồi mới bơm vốn. Một khi các ngân hàng thương mại bị 'siết' họ sẽ phải tự cân đối đầu ra cẩn trọng hơn để bảo đảm an toàn vốn.

Tuy vậy, vẫn có thách thức không nhỏ dành cho giới ngân hàng ở đây là làm rõ việc phân loại nhà đầu tư. Nếu là những nhà đầu tư có uy tín, có tiềm năng tốt thì ngân hàng cần khuyến khích phát triển…

Ngoài ra, quá trình thanh lọc các chủ đầu tư cũng sẽ gay gắt hơn, trường hợp những nhà đầu tư hiện đang có khoản nợ lớn hay quá lệ thuộc vào nguồn vốn vay từ ngân hàng sẽ bị siết lại.

Nhưng ngược lại, nếu là các nhà đầu tư đang hoạt động hiệu quả sẽ vẫn tiếp tục được tạo điều kiện. Do đó, việc thay đổi này cũng là tín hiệu để các nhà đầu tư BĐS cân nhắc về khả năng tài chính của mình đối với các khoản vay.

Các chuyên gia cũng nhận định, từ giữa năm 2014 đến hết năm 2015, thị trường BĐS đã chứng kiến sự phát triển nóng trở lại của phân khúc cao cấp. Theo đó, các nhà đầu tư thứ cấp mua đi bán lại cũng xuất hiện trở lại nhiều hơn, thậm chí đã có những dự án đối tượng khách hàng kiếm lợi nhuận thông qua việc mua bán sang tay chiếm tới trên 30%.

Mặt khác, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực BĐS cũng tăng mạnh, nên nhiều chuyên gia và ngay cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS đều có chung quan điểm: việc điều chỉnh của ngân hàng Nhà nước lần này là điều nên làm.

Nếu ngân hàng nắn được dòng vốn vào những dự án BĐS đáp ứng tốt nhu cầu thật của phần lớn người dân thay vì tập trung vốn vào các dự án chủ yếu do giới đầu cơ mua đi bán lại thì chính sách này rõ ràng sẽ hiệu quả hơn.

Những dấu hiệu vừa qua cho thấy thị trường BĐS hiện vẫn đang chỉ ở giai đoạn đầu của sự phục hồi, vì thế cần hết sức thận trọng khi đưa ra những công cụ kiểm soát thị trường.

Đồng thời, để thị trường BĐS đi đúng hướng và phát triển bền vững, không chỉ mỗi công cụ phía ngân hàng Nhà nước mà rất cần có sự cộng hưởng kịp thời của các chính sách điều tiết khác như: công cụ thuế của Bộ Tài chính, chính sách về quy hoạch đất đai, quy hoạch đô thị của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trường…

(Theo Tuổi trẻ online)
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên đăng nhập
Email
Gửi Đóng