Hỗ trợ đăng tin: 0867.047.555 | 0236.28.28.147 | Email: nhadatviet247.net@gmail.com | Skype: nhadatviet247
+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google
Những đại gia bán lẻ ngoại nào đã "rút quân" khỏi Việt Nam?
Cập nhật: 02:57 22/05/2019

Khi đặt chân vào thị trường Việt Nam, những đại gia trong ngành bán lẻ như Metro, Parkson, Auchan đều từng đặt rất nhiều kỳ vọng nhưng rồi cũng lần lượt rời đi.

Auchan rời bỏ thị trường Việt sau 4 năm thua lỗ

Mới đây, đại diện Auchan Retail - chuỗi siêu thị của Pháp vừa mới thông báo về quyết định bán 18 cửa hàng tại Việt Nam. Trong năm 2018, doanh thu của họ tại mảng kinh doanh này đạt 45 triệu euro (50,4 triệu USD) và hiện vẫn đang báo lỗ.

Năm 2015, Auchan bắt đầu vào Việt Nam, sau hơn 4 năm hoạt động, hiện họ đang có chuỗi gồm 18 siêu thị ở Hà Nội, TP.HCM và Tây Ninh. Tuy nhiên, thị trường này lại chưa mang lại lợi nhuận kinh doanh cho chuỗi bán lẻ hàng đầu nước Pháp. Báo cáo thường niên năm 2018 cho biết: "chưa tìm thấy mô hình phù hợp tại hai thị trường này và đang chịu cảnh thua lỗ".

Cũng theo đại diện của Auchan, hiện họ đang trong quá trình đàm phán để tìm đối tác tiếp quản chuỗi cửa hàng trong thời gian tới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, tập đoàn bán lẻ và chuỗi siêu thị hàng đầu Pháp sẽ phải rời đi, nhường thị trường cho nhà bán lẻ khác sau gần 5 năm có mặt tại Việt Nam.

thị trường mặt bằng bán lẻ
Khu vực phía trước của siêu thị Auchan tại Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: Anh Minh

Parkson Việt Nam thua lỗ 8 năm liên tiếp

Parkson, một tập đoàn đến từ Malaysia cũng đã đánh dấu việc rút lui khỏi thị trường Việt Nam bằng sự kiện tuyên bố đóng cửa trung tâm thương mại cuối cùng vào đầu năm 2018. Chính thức gia nhập thị trường Việt vào năm 2005, Parkson, đơn vị trực thuộc Parkson Holdings Berhad (PHB) - công ty thành viên của Tập đoàn Lion trở thành một trong những nhà phát triển mặt bằng bán lẻ hàng hiệu sớm nhất tại đây.

Việt Nam là thị trường được đánh giá đầy tiềm năng với dự định sẽ mở 2-3 trung tâm tại các đô thị lớn, tuy nhiên, Parkson lại dần thể hiện sự đuối sức trong cuộc đua giành thị phần. Làn sóng đầu tư của Parkson đã ngừng hẳn kể từ năm 2014, khi không có thêm trung tâm thương mại nào được mở rộng. Kết quả kinh doanh của đơn vị này liên tiếp bị sụt giảm mạnh trong những năm sau đó, khiến họ đã phải lần lượt đóng cửa các trung tâm thương mại.

Hiệu quả kinh doanh của Parkson tại Việt Nam trước khi đóng cửa ghi nhận kém nhất trong khu vực Đông Nam Á với doanh thu sụt giảm liên tiếp trong nhiều năm. Cũng theo đánh giá của đơn vị này, với sự xuất hiện dày đặc của các trung tâm thương mại, thị trường bán lẻ Việt Nam đã tạo nên rất nhiều thách thức.

Metro biến mất khỏi thị trường sau 12 năm

Sau nhiều năm kinh doanh không tốt, Metro Việt Nam - một trong những đại gia chuyên phát triển mô hình siêu thị bán buôn đã được chuyển nhượng cho Tập đoàn TCC, đại gia bán lẻ Thái Lan vào năm 2014.

cuộc rút quân khỏi thị trường mặt bằng bán lẻ
Sau khi chuyển nhượng lại cho đối tác Thái, thương hiệu Metro cũng biến mất
khỏi thị trường Việt Nam

Năm 2002, Metro xuất hiện tại thị trường Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh bán sỉ và có 19 trung tâm thương mại tại 14 tỉnh, thành, 5 kho trung chuyển với tổng cộng 3.600 nhân viên tính đến trước thời điểm chuyển nhượng. Doanh thu của doanh nghiệp này cũng có tốc độ tăng trưởng không ngừng.

Song, trái ngược với tốc độ mở rộng và doanh thu, báo cáo lợi nhuận của họ lại không hề khả quan. Theo số liệu của một báo cáo ngành thuế công bố năm 2013, Metro Cash & Carry đứng đầu tiên trong danh mục các doanh nghiệp FDI khai lỗ. Chỉ duy nhất 1 năm (2010) trong số 12 năm hoạt động tại Việt Nam, công ty báo lãi 116 tỷ đồng, còn những năm khác đều lỗ từ 89-160 tỷ đồng.

Sự ra đi của Metro Cash & Carry sau khi chuyển nhượng lại cho đối tác Thái Lan đã đánh dấu sự biến mất của thương hiệu này khỏi thị trường Việt Nam. Đồng thời, tên của hệ thống cũng được chủ mới đổi thành MM Mega Market.

 

(Theo vnexpress)
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên đăng nhập
Email
Gửi Đóng