Hỗ trợ đăng tin: 0867.047.555 | 0236.28.28.147 | Email: nhadatviet247.net@gmail.com | Skype: nhadatviet247
+1 để tin của bạn có vị trí cao trên google
Sự thật sau chiêu “cắt máu” của môi giới địa ốc
Cập nhật: 09:08 08/08/2016

Được môi giới địa ốc "cắt máu" phần hoa hồng, không ít người tưởng mình đã được hưởng lợi tuy nhiên hành động này được các chuyên gia cảnh báo là "tham bát bỏ mâm".

Báo cáo mới đây của CBRE Việt Nam cho biết thị trường bất động sản (BĐS) đã có rất nhiều nguồn cung nhưng sức mua của khách hàng lại giảm đi rõ nét. Sức mua giảm đồng nghĩa với việc cạnh tranh giành khách của môi giới sẽ càng trở nên khốc liệt và gay gắt. Để có thể tồn tại trong guồng quay đầy bão táp đó, nhiều môi giới đã phải dùng đến chiêu giảm giá, tự trích phần hoa hồng của mình để bớt cho khách. Hành động này trong nghề được gọi là "cắt máu".

Trên thị trường hiện nay, một số môi giới sẵn sàng chiết khấu lại cho khách hàng phần lớn hoa hồng mình được nhận, có người còn chiết khấu luôn 100% chỉ để lấy doanh số. Nhiều khách hàng bị các môi giới mời chào với những lời mật ngọt như: "Anh/chị mua của em đi, em chiết khấu lại 2-3% giá trị hợp đồng". Thậm chí, những con số 2-3% này có giá trị lên đến vài trăm triệu cho bất động sản cao cấp, nghỉ dưỡng.

chiêu "cắt máu" của môi giới địa ốc
"Cắt máu" là một chiêu cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường của các môi giới địa ốc

Cá biệt, có những trường hợp môi giới dùng chiêu "cắt máu" để giật khách hàng từ tay của đồng nghiệp khác. Chị Thu Lan, một môi giới tại 1 sàn BĐS quận Hà Đông cho biết, chị đã từng chứng kiến có trường hợp một môi giới nọ theo dõi khách hàng của chị và đi theo về tận nhà, tiếp cận và thỏa thuận việc "cắt máu" với khách hàng. Sau đó, vị khách này đã từ chối giao dịch với chị để đến với môi giới kia.

Các chuyên gia BĐS đánh giá, "cắt máu" là một chiêu cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường của các môi giới địa ốc. Cho dù khách hàng có thể được lợi ở thời điểm hiện tại nhưng nếu xét về mọi mặt người chịu thiết lại là chính người mua nhà.

Anh Trần Minh, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi giới BĐS chia sẻ về vấn đề này trên một diễn đàn: Việc mua BĐS mỗi người lại có mục đích mua khác nhau, người thì mua để ở, có người mua để dữ tiền, có người mua để đầu tư… song đã mua BĐS thì giá trị thấp nhất là nửa tỷ đến nhiều tỷ đồng. Nhưng khi người mua BĐS muốn bớt tiền thì họ bị thua thiệt nhiều hơn được. Thậm chí, chỉ vì bớt được 10-20 triệu đồng mà sau này lỗ đến vài trăm triệu...

Anh Minh cho hay, người mua mà được bớt thường nhận nhiều thua thiệt, bởi để bán được nhà, môi giới còn sẵn sàng "cắt máu" chính mình.... họ sẵn sàng tư vấn những BĐS không tốt, không phù hợp cho khách để bù vào phần máu đã cắt. Hoặc vì đã "cắt máu" nên việc tư vấn hoàn thiện thủ tục sau khi khách hàng mua sẽ không được tốt, việc hỗ trợ sẽ không được làm đầy đủ. Đến lúc đó, chính người mua phải chịu thua thiệt đủ đường.

Về vấn đề này, chuyên gia marketing BĐS Trần Minh nhìn nhận, nhiều khách hàng chỉ vì tham rẻ mua của các sales, các đại lý “cắt máu” sau một thời gian thì bị bỏ bơ vơ, tự mình làm mọi thứ từ a đến z như thủ tục, mua bán hay cho thuê… Họ không được hưởng sự quan tâm từ môi giới - người hiểu từng ngóc ngách dự án và nhân sự quản lý hỗ trợ về xử lý tình huống phát sinh sau khi về ở.

Ông Minh nhấn mạnh, khách mua nhà cũng nên hiểu rằng, tiền đó không phải là tiền họ trả cho môi giới mà là chủ đầu tư trả. Và thành công của môi giới không phải bỗng dưng mà có. Người mua hãy nghĩ đến cảm giác của những người yêu nghề, yêu sản phẩm... Phải hiểu rằng họ mất bao nhiêu tiền chi phí truyền thông, mời khách đến sàn, tâm huyết tư vấn khách hàng, chăm sóc tư vấn, rồi bỏ thời gian công sức và hy sinh nhiều thứ khác nữa mới có thể có dịch vụ tốt cho người mua nhà. Một môi giới tốt họ tư vấn thông tin tốt thay thế cả chi phí bạn cần phải trả cho luật sư. Vì vây, khách hàng hãy đừng nên “tham bát bỏ mâm”.

(Theo Trí thức trẻ)
Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu
Quên mật khẩu ? Đăng ký
Thoát
Phục hồi mật khẩu
Nhập tên đăng nhập và địa chỉ email đã đăng ký tài khoản.
Tên đăng nhập
Email
Gửi Đóng